Câu chuyện số 6
Người chồng hỏi: “Bà xã, nếu em đã yêu anh như vậy, tại sao ngay lần đầu anh cầu hôn em không lập tức nhận lời?”.
Người vợ đáp: “Bởi vì em muốn xem lúc em từ chối, phản ứng của anh như thế nào”.
Người chồng gật gù: “Ừm, nhưng nếu như lúc đó anh quay đầu đi luôn, vậy em làm sao?”.
“Yên tâm, anh không đi được đâu, bởi vì từ sớm em đã khoá cửa rồi”. – người vợ trả lời.
Ý nghĩa: Giữa hai vợ chồng có lúc sẽ nói ra những lời mà ý nghĩa của nó không phải như vậy, do đó đừng lúc nào cũng phân tích từng câu từng chữ. Đặc biệt là khi cãi nhau, những lời cay nghiệt nhất cũng có thể nói ra khỏi miệng, tựa như xát muối vào lòng đối phương. Nhưng thực ra nếu đã muốn đường ai nấy đi thì lúc đó cãi nhau cũng không cần thiết nữa. Ý định của việc cãi nhau cốt chỉ muốn trút bỏ sự giận dữ trong lòng đồng thời xoay chuyển tình cảm của mình mà thôi.
Câu chuyện số 7
Một cặp vợ chồng đang ngồi trên bãi biển, đôi mắt của người chồng không ngừng ngắm những cô gái xinh đẹp lướt qua lướt lại. Người vợ thấy thế giận dỗi nói: “Hãy tôn trọng em một chút được không? Nên nhớ anh là người đã có vợ rồi đấy”.
“Như vậy thì sao? Giả như anh là người ăn cơm bệnh nhân, vậy cũng không có nghĩa anh không có quyền được ngắm những món ăn hấp dẫn trong nhà hàng đúng không?”. – Người chồng phản biện.
Ý nghĩa: Một số hành động nhỏ xuất phát từ bản tính của con người, bạn không nên đàn áp chúng. Nếu đối phương hoàn toàn không làm gì có lỗi với bạn hay đụng đến giới hạn của bạn thì cũng chớ nên quá hà khắc. Hãy cho họ được một chút không gian nhỏ để họ được là chính mình, như vậy đời sống giữa hai người sẽ đỡ áp lực hơn.
Nếu đối phương hoàn toàn không làm gì có lỗi với bạn hay đụng đến giới hạn của bạn thì cũng chớ nên quá hà khắc
Câu chuyện số 8
Người chồng vừa xem tivi vừa cắn hạt dưa trông rất thảnh thơi, bỗng nhiên giọng nói của người vợ ở dưới bếp vọng lên:
– Ông xã, anh có thể giúp em sửa cái đèn điện này không?
– Anh đâu phải thợ điện.
Một lát sau, giọng người vợ lại la lên:
– Ông xã, anh có thể giúp em sửa cái tủ lạnh không?
– Anh đâu phải thợ sửa chữa đồ gia dụng.
Thêm một lát nữa, người vợ lại hỏi:
– Vậy anh có thể sửa giúp em cái cửa của tủ rượu này hay không?
– Anh cũng đâu phải thợ mộc, sao mà biết sửa chứ.
Sau đó, người chồng bỏ ra ngoài uống rượu giải sầu. 1 tiếng đồng hồ sau, người chồng cũng cảm thấy có chút có lỗi, quyết định về nhà đem hết mấy thứ đó ra sửa cho vợ. Nhưng khi về đến nhà mới phát hiện đồ đạc đã được sửa xong rồi, liền hỏi vợ mình: “Tại sao mấy món này đều đã được sửa rồi?”.
Người vợ nói: “Sau khi anh ra khỏi nhà, em ra trước cửa nhà ngồi đợi, trùng hợp có một anh chàng đẹp trai đi ngang. Sau khi biết chuyện anh ấy quan tâm và nói rằng có thể sửa chúng, nhưng em chỉ có 2 lựa chọn, một là làm bánh cho anh ta ăn; hai là hôn anh ấy thật nồng nhiệt”.
Người chồng nghe xong hỏi: “Vậy em đã làm bánh gì cho anh ta ăn thế?”.
“Em cũng có phải là thợ làm bánh đâu” – người vợ hồn nhiên trả lời.
Bất cứ việc gì xảy ra trong gia đình bạn cũng phải thử làm cho dù trước đó bạn không biết xử lí như thế nào
Ý nghĩa: Khi đã gánh trách nhiệm của hôn nhân trên lưng, thì bất cứ việc gì xảy ra trong gia đình bạn cũng phải thử làm cho dù trước đó bạn không biết xử lí như thế nào. Không phải chỉ một câu nói: “Cái này anh/em không biết làm” là đã giải quyết xong vấn đề. Bởi nếu bạn không làm thì chắc chắn sẽ có người thay bạn làm điều đó đấy.
Câu chuyện số 9
Hai vợ chồng ngồi bên bờ hồ câu cá, người vợ cứ luôn miệng nói không ngừng. Một lúc sau cá dính câu, người vợ buồn bã nói:
“Con cá này thật đáng thương”.
“Đúng đấy, chỉ cần nó ngậm miệng lại thì đã không sao rồi”.
Ý nghĩa: Hai vợ chồng chung sống với nhau nhất định phải suy nghĩ đến cảm nhận của đối phương, không thể chỉ dựa vào những sở thích của riêng mình rồi khư khư cố chấp làm theo cảm xúc đó. Ví dụ như thói quen thích càm ràm, tác dụng của nó thực ra không hiệu quả lắm để đối phương thay đổi theo ý bạn, do đó bạn nhất định phải khống chế điều này và nghĩ một cách khác phù hợp hơn.
Câu chuyện số 10
Người vợ oán trách chồng nói: “Anh chẳng hiểu trái tim của phụ nữ một chút nào, cũng chẳng bao giờ chịu nói những lời mà em thích nghe”.
Người chồng nói: “Được rồi, vậy em thích nghe gì có thể gợi ý cho anh không?”.
Người vợ tiếp lời: “Ít nhất thì cách xưng hô cũng phải đổi một chút, đừng gọi em là bà xã nữa, kêu bằng ba chữ ấy, thân mật chút”.
“Anh hiểu rồi, bà-vợ-già”.
Ý nghĩa: Khi nửa kia đang tràn đầy nhiệt huyết và niềm vui, đừng nói điều gì làm dập tắt sự hưng phấn ấy hoặc khiến cho họ cảm thấy thất vọng. Bạn cần phải hiểu rằng, niềm vui và hạnh phúc luôn song hành cùng nhau.
Tìm thấy nhau giữa hàng trăm, hàng vạn người trong nhân gian là một chuyện rất khó, để có thể nắm chặt tay nhau đến bạc đầu giai lão cũng chẳng dễ dàng gì. Bất luận bạn đã kết hôn hay chưa, hãy dùng trái tim để đọc những câu chuyện trên, nhất định bạn sẽ nắm giữ được hạnh phúc cho riêng mình.