Trong giao tiếp không chỉ có những cuộc nói chuyện nhẹ nhàng chia sẻ thông tin mà còn có những cuộc tranh luận. Việc mỗi người có một ý kiến khác nhau, quan điểm khác nhau về một sự việc là điều dễ hiểu. Khi bạn muốn thuyết phục một người hay nhiều người theo quan điểm của mình nhưng chưa có kinh nghiệm thì nên làm thế nào? Cùng Vera Hà Anh chia sẻ những cách thuyết phục người khác đơn giản nhưng hiệu quả như sau nhé.
Trước hết phải tạo lòng tin
Khi bạn muốn thuyết phục đối phương, bất kể người đó có mối quan hệ như thế nào đối với bạn thì điều đầu tiên cần làm là tạo được lòng tin. Tạo lòng tin rằng bạn đủ khả năng thực hiện điều gì đó, lòng tin dựa vào cách hành xử của mỗi người trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên đôi khi chỉ cần vài hành động nhỏ của bạn cũng đủ để người khác xác định có nên tin tưởng bạn hay không.
Hãy tạo dựng lòng tin ban đầu với người khác khi muốn thuyết phục họ
Lập luận chặt chẽ
Trong những cuộc thảo luận, tranh luận muốn người khác tin tưởng và đồng ý với ý kiến của mình các bạn phải biết cách đưa ra lập luận chặt chẽ. Khi nêu ra quan điểm cá nhân, thay vì nói dài dòng, lan man không tập trung vào chủ đề hãy tập nói chuyện một cách ngắn gọn, đi vào trọng điểm. Đặc biệt là phải có dẫn chứng cụ thể kèm theo để gia tăng sức thuyết phục đối với người nghe. Có thể bạn chưa biết nhưng những dân chứng có sức thuyết phục cao thường đi kèm với những con số thống kê.
Tôn trọng quan điểm cá nhân của người khác
Để thuyết phục thành công người khác không có nghĩa là bạn nâng cao quan điểm cá nhân và dìm quan điểm của người khác. Thay vào đó hãy học cách tôn trọng ý kiến riêng của mỗi người. Bạn có thể đồng ý hoặc không với ý kiến của người khác nhưng không nên xem thường ý kiến của người khác, đặc biệt là những ý kiến có tính góp ý. Nếu người nghe có những thắc mắc, câu hỏi đặt ra các bạn nên phản biện rõ ràng, chặt chẽ bằng lập luận chắc chắn sẽ tốt hơn.
Luôn biết cách tôn trọng ý kiến riêng của người khác
Lựa chọn đúng thời điểm
Muốn thuyết phục người khác các bạn cần biết cách lựa chọn đúng thời điểm để bắt đầu cuộc nói chuyện. Hạn chế nói chuyện khi đối phương đang bực tức, tình trạng sức khỏe không tốt và nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài. Cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định của mỗi người. Vậy nên hãy chọn những lúc đối phương trong tình trạng tinh thần tỉnh táo, có thể cho ra ý kiến và quyết định nhé.
Cách nói chuyện phù hợp
Không chỉ phải lưu ý đến thời điểm nói chuyện mà phong cách nói chuyện cũng là điều bạn không nên bỏ qua. Người tinh ý sẽ biết áp dụng đúng cách thuyết phục người khác. Tùy vào đối tượng lắng nghe để lựa chọn phong cách nói chuyện sao cho thích hợp để dễ dàng thuyết phục người khác hơn. Với người lớn tuổi các bạn cần nói chuyện lịch sự, nghiêm túc. Đối với người thích nghiêm túc thì các bạn không nên đùa giỡn, cười cợt, tương tự với người tính tình vui vẻ, nếu nói chuyện một cách nghiêm túc quá có thể gây nhàm chán.
Những cách thuyết phục người khác hiệu quả
Để thuyết phục được người khác theo ý kiến của bản thân mình, các bạn phải biết áp dụng đúng cách.
Các bạn cũng nên lưu ý chọn đúng phong cách nói chuyện với mỗi người